Wikipedia tiếng Anh đạt tới con số một triệu bài viết

ST. PETERSBURG, FLORIDA, HOA KỲ, 1 tháng 3 năm 2006

Quỹ Hỗ trợ Wikimedia công bố hôm nay rằng bài viết thứ 1.000.000 được tạo ra ở phiên bản tiếng Anh của Wikipedia. Bài được viết về Nhà ga Jordanhill tại Scotland, bởi Ewan Macdonald, người đóng góp vào Wikipedia dưới tên đăng nhập Nach0king. Wikipedia là bách khoa toàn thư tự do và trực tuyến bằng nhiều ngôn ngữ, có 3,3 triệu bài đang được phát triển bằng hơn 125 ngôn ngữ.

Cả văn bản của Wikipedia tiếng Anh nằm tại en.wikipedia.org. Thêm vào các bài viết, Wikipedia tiếng Anh cũng cung cấp nhiều biểu đồ thời gian và cổng tri thức theo chủ đề. Kho phương tiện của nó bao gồm bốn trăm hình ảnh và hàng trăm bản nhạc, video, và hoạt ảnh dài như thường lệ, trong đó nhiều được phân phối tự do.

Tuy cách viết của nó vẫn mới và có thể gây ra tranh luận, nhưng Wikipedia đã được nhiều ca ngợi và đoạt nhiều giải thưởng về sự toàn diện về thời sự, văn hóa đại chúng, và đề tài khoa học; khả năng tiện lợi cho sử dụng; và cộng đồng người đóng góp quốc tế. BBC News gọi Wikipedia là "Một trong những nguồn thông tin hữu ích chắc chắc nhất khắp nơi, trực tuyến hay ngoại tuyến". Daniel Pink, tác giả và nhà bình luận của Tập chí WIRED, mô tả Wikipedia là "thư viện tự sắp xếp, tự sửa chữa, quá nghiện của tương lai," và Tim Berners-Lee, ông tổ của Web, đã gọi nó là "Nguồn gốc của tất cả kiến thúc".

Wikipedia là một trong những website phổ biế nhất, mỗi ngày được hàng chục triệu người đến thăm. Nó là một dự án của Quỹ Hỗ trợ Wikimedia, và đã đẻ ra một số dự án liên quan, bao gồm bộ từ điển, thư viện sách giáo khoa, bộ sưu tập danh ngôn, nguồn tin tức, và kho phương tiện. Các dự án này cùng hoạt động trên phần mềm mã nguồn mở MediaWiki.

Các bài được viết chỉ vài giây sau nói thật bao gồm bài khái quát về Ủy viên về Cơ quan Tài chính Tennessee, tiểu sử về cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp Aaron Ledesma, và bài nhìn về kiến trúc tế bào. Hưởng ứng bài bước ngoặc này, những phiên bản tiếng Ả Rập, Đức, và Thái làm bản dịch ngắn.

Giới thiệu Wikipedia

Hãy mường tượng khi tất cả mọi người trên thế giới được tự do tiếp cận với nguồn trí tuệ của toàn nhân loại. Đó là điều mà chúng tôi đang nhắm tới. — Jimmy Wales, người sáng lập Wikipedia và Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Wikimedia

Được bắt đầu vào tháng 1 năm 2001, Wikipedia là bách khoa toàn thư hiện thời, phát triển nhanh nhất, và lớn nhất. Nó được sáng lập hoàn toàn bởi những người tình nguyện đóng góp, cập nhật, và sửa bài theo quá trình cộng tác. Phiên bản tiếng Anh đựng hơn 20 triệu liên kết nội bộ, và mỗi ngày nó được sửa đổi 65.000 lần và được 1.700 bài mới.

Nội dung của Wikipedia được viết cho công chúng, và lúc nào nó được sửa đổi để dễ hiểu hơn, dễ đọc hơn, và chính xác hơn. Những văn bản, hình ảnh, và âm thanh gốc mà được đóng góp vào Wikipedia được phép sử dụng theo Giấy phép Văn bản Tự do GNU (GFDL), để các độc giả chép và sửa đổi tác phẩm của người khác theo nguyên tắc gọi "copyleft". Có thể tải xuống cả cơ sở dữ liệu tự do.

Tuy dự án này bị phê phán vào năm 2005 về những điểm không đúng trong một số bài viết, nhưng, vào tháng 12 năm ngoái, tập chí khoa học Nature xuất bản kết quả của cuộc thí nghiệm quyết định là số lỗi trung bình trong mỗi bài khoa học của Wikipedia chỉ hơn số lỗi của Encyclopedia Britannica tí. Nói chung, những khảo sát không hình thức bên ngoài cũng nói hay về dự án.

Giới thiệu Wikimedia

Tổ chức Quỹ Hỗ trợ Wikimedia là tổ chức bất vụ lợi quốc tế công hiến ủng hộ sự phát triển và phân phối của nội dung tự do và đa ngôn ngữ, và công hiến cung cấp cả nội dung của các dự án wiki này miễn phí cho công chúng. Quỹ Hỗ trợ Wikimedia bảo quản vài trong những dự án nguồn tham khảo lớn nhất trên thế giới mà được cộng tác sửa, bao gồm Wikipedia, một trong 25 website được truy nhập nhiều nhất. Wikipedia và Wikimedia đoạt nhiều giải thưởng, bao gồm Giải Webby, Prix Ars Electronica Golden Nica, Giải thưởng Công trình Web của Hội Nhà quảng cáo Nhật Bản, và Giải thưởng Công nghệ Thế giới về Công nghệ Giao thông.

Quỹ Hỗ trợ Wikimedia được thành lập vào năm 2003 để quản lý quá trình hoạt động của các dự án đã tồn tại, và có tổng hành dinh ở St. Petersburg, Florida, Hoa Kỳ. Wikimedia có hội địa phương ở Anh, Đức, Pháp, Ý, Serbia và Montenegro, và Ba Lan. Các hội ở Canada, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, và Hà Lan đang được kế hoạch.

Phần lớn của những hoạt động của Quỹ Hỗ trợ được hỗ trợ do độc giả quyên góp, thường cho 50 USD trở xuống. Ngân sách năm 2005 là 739.200 USD, và khi tính vào số người dùng sẽ tăng lên, ngân sách năm 2006 sẽ cao hơn nhiều.

Tham khảo

Liên hệ

Mọi câu hỏi hay đề phỏng vấn, xin hãy gửi thư điện tử cho press@wikimedia.org, hoặc (chỉ bằng tiếng Anh) liên lạc thẳng với:

Jimmy Wales, Chủ tịch Ban Quản trị, Quỹ Hỗ trợ Wikimedia
Điện thoại: +1-310-474-3223
Thư điện tử: jwales@wikia.com

Angela Beesley, Ban Quản trị, Quỹ Hỗ trợ Wikimedia
Điện thoại: (+44)-208-816-7308
Thư điện tử: abeesley@wikimedia.org

Liên hệ theo vùng

Cũng có liên hệ khác theo vùng.


Phương tiện gợi ý

Hãy nhắn chuột vào hình để mở rộng.